THẨM ĐỊNH GIÁ ĐỘNG SẢN

Khái niệm về động sản và thẩm định giá động sản

Theo điều 4 Pháp lệnh số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 10 tháng 5 năm 2002 quy định: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị tài sản phù hợp với thị trường tại một thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”.

Động sản được hiểu là những tài sản không phải là bất động sản.

Như vậy, thẩm định giá máy móc thiết bị, hàng hóa (gọi chung là động sản) trong từng trường hợp và mục đích thẩm định cụ thể được vận dụng khái niệm giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá. Thẩm định giá động sản là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp.

Các phương pháp thường áp dụng trong định giá động sản:
  • Phương pháp so sánh/ so sánh trực tiếp
  • Phương pháp thu nhập (còn gọi là phương pháp đầu tư hoặc phương pháp vốn hóa)
  • Phương pháp chi phí ( phương pháp giá thành)
  • Phương pháp lợi nhuận ( hay phương pháp hạch toán)
  • Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định)
Mục đích thẩm định giá tài sản là máy móc, thiết bị, vật tư hàng hoá:
  • Mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, vay vốn ngân hàng.
  • Bảo hiểm và bồi thường tài sản
  • Phục vụ thuê tài chính
  • Thanh lý
  • Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.
  • Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần hoá.
  • Xác định giá trị đầu tư.
  • Các mục đích khác
Các tài liệu và hồ sơ liên quan cần cung cấp:

– Đối với dây chuyền máy móc, thiết bị:

  • Hợp đồng kinh tế mua bán
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Biên bản bàn giao, nghiệm thu
  • Bản vẽ kỹ thuật
  • Các hoá đơn mua bán kê khai chi tiết

– Đối với phương tiện vận chuyển:

  • Xe cơ giới:
    • Giấy chứng nhận đăng ký xe
    • Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới
    • Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ
  • Tàu:
    • Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa
    • Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
    • Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
    • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
    • Giấy chứng nhận cấp tàu
    • iấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra
    • Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển

– Đối với tài sản nhập khẩu:

  • Hợp đồng thương mại
  • Invoice
  • Tờ khai hải quan
  • Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Giấy giám định chất lượng
  • Hoá đơn mua bán kê khai chi tiết…